<May 2024>
SunMonTueWedThuFriSat
2829301234
567891011
12131415161718
19202122232425
2627282930311
2345678
Cỡ chữ:  Thu nhỏ Phóng to
Linh-mục Trần Hữu Thanh và Tổng-giám mục Nguyễn Văn Thuận Nói Gì Về Vụ Này
Tác giả:

PHẦN VI:
LINH-MỤC TRẦN HỮU THANH & TỔNG-GIÁM-MỤC NGUYỄN VĂN THUẬN NÓI GÌ VỀ VỤ NÀY ?

I/  TIỀN-ÐỀ :
Đức-Mẹ Hiện Ra Tại La-Vang Vào Lúc Nào, Trong Hoàn-cảnh Nào ?
A)  TÀI-LIỆU :
1-  Theo L'Osservatore Romano, “tháng 8-1798, triều-thần của vua Cảnh-Thịnh (Tây-Sơn) ra lệnh đàn-áp Ky Tô Giáo.  Giáo-dân cùng với gia-đình chạy trốn vào rừng La Vang ...  Một hôm, Đức Mẹ hiện ra.”
2-  Theo Nguyễn Lý Tưởng, “vua Cảnh-Thịnh đã ra mật-lệnh cho các địa-phương hẹn đến tháng 5-1798 sẽ bắt và giết tất cả giáo-dân cũng như linh-mục, không để sót người nào ...  Dân theo đạo ở các làng Trí Bưu, Thạch Hãn, Hạnh Hoa bèn chạy vào miền núi vùng La Vang để ẩn núp.  Chính trong thời-gian đó, Đức Mẹ đã hiện ra với họ.”
3-  Theo Trần Văn Trí, “năm 1798, đời Cảnh-Thịnh, giáo-dân phải trốn tránh vì những lệnh bắt giáo-sĩ, thu ảnh-tượng, rỡ nhà thờ, đàn áp giáo-dân ...  là năm Đức Mẹ hiện ra ở La Vang.”
B)  NHẬN XÉT :
Không kể một số chi-tiết khác nhau, ta hãy căn-cứ vào bài thuyết-giảng của tổng-giám-mục Nguyễn Văn Thuận tại Anaheim Convention Center (Nam California) hôm 22-2-98 “mỗi lần Đức Mẹ hiện ra nơi nào là để báo trước một biến-cố sắp-sửa xảy đến cho nhân-loại” để hiểu ý của ông rằng :
ĐỨC-MẸ HIỆN RA TẠI LA-VANG VÀO THÁNG 8-1798
DƯỚI TRIỀU VUA CẢNH-THỊNH LÀ LÚC
GIÁO-DÂN VIỆT NAM SẮP (CHƯA) BỊ ĐÀN-ÁP KHỐC-LIỆT.
Đó là Chính-Đề.
II/  PHẢN-ÐỀ :
Quan-Điểm Của Linh-Mục Trần Hữu Thanh
Báo “Mẹ Việt-Nam”, số 102 ra ngày 15-8-98, có đăng bài “Thử Xác-Định Thời-Điểm Và Hoàn-Cảnh Sự Việc Đức Mẹ Hiện Ra Ở La Vang” của linh-mục Trần Hữu Thanh, trong đó có đoạn :
Ba anh em Tây Sơn biết rõ Đức Giám-Mục Pigneau ủng-hộ Nguyễn Phúc Ánh, hại mình; và các thừa-sai, linh-mục bản-quốc đều ngả về phía Nguyễn Phúc Ánh; nhưng chắc-chắn là vì chính-trị cao, không muốn gây thêm thù, và giữ tình đoàn-kết quốc-dân, họ không ngược-đãi các thừa-sai, trái lại còn ban cho nhiều ân-huệ (CGDT, tr. 18,19) và để người Công-Giáo tự-do.
Mặc dù có kể ra hai vụ cấm đạo, nhưng Lm Trần Hữu Thanh khẳng-định rằng các anh em Tây Sơn nói chung, vua Cảnh-Thịnh nói riêng, và đặc-biệt là cuộc bắt-bớ đạo vào năm 1798, thật ra không có quá ác như nhiều người nghĩ.  Bài viết của Trần Hữu Thanh chú-trọng nghiên-cứu phân-tích thời-điểm và hoàn-cảnh của việc Đức Mẹ Hiện Ra Tại La Vang.
I/  THỜI-ĐIỂM :
A)  TÀI-LIỆU :
Lm Trần Hữu Thanh viết : “Việc bố ráp ở Huế xảy ra ngày 7-8-1798.  Sắc-chỉ bắt đạo được ban-hành 10 ngày sau, là vào ngày 17-8-1798.  Cơn bách-hại kéo dài độ một tháng, là từ khoảng 17-8-1798 đến 17-9-1798.”
B)  NHẬN XÉT :
Dù đã bắt đầu viết rằng “Đức Mẹ hiện ra ngày tháng năm nào ?  Không sử-sách nào ghi chép rõ!” linh-mục Trần Hữu Thanh vẫn kết-luận: “Như thế ta có thể xác-định việc Đức Mẹ hiện ra tại La Vang là vào khoảng 17-8 đến 17-9-1798.  Ta không thể xác-định chính-xác hơn ngày giờ Đức Mẹ hiện ra, nhưng xác-định được tháng năm và khung-cảnh Đức Mẹ hiện ra ...”
Thế là linh-mục Thanh (mặc dù "không sử sách nào ghi chép rõ") đã xác-định được cả thời-điểm Đức Mẹ hiện ra (trong lúc các nhân-vật khác không xác-định được).
II/  HOÀN-CẢNH:
A)  TÀI-LIỆU:
1-  Về La Vang dưới thời chúa Trịnh (1774-1786), linh-mục Trần Hữu Thanh viết:
Theo các thừa-sai viết lại, các quan cao-cấp chúa Trịnh gởi vào là người Công Giáo, ít ra là thân Công-Giáo, nên suốt thời-gian này không có việc bắt đạo (CGĐT tr. 0 và tr. 62).  Chỉ có một sắc-chỉ cấm đạo ngày 3-12-1778.  Nguyên-nhân có thể do các thanh-tra Đàng Ngoài khiển-trách các quan-chức quá dung-dưỡng người Công Giáo.  Và cũng có thể vì sự việc một tàu nước Anh đã vào buôn bán ở Cửa Hàn, đã bắn phá các pháo-đài của quân-đội, nên chính-quyền tức giận đã ra lệnh cấm đạo.  Vì người thời đó đồng-hóa mọi người Âu Châu với Công Giáo.  Cả hai nguyên-do cấm đạo đều hời-hợt, chỉ hạn-chế trong vùng vịnh Đà Nẵng, nơi xảy ra sự việc quân Anh bắn phá vùng quanh thị-xã Huế, và chỉ qua-loa trong vài ngày (CGĐT tr. 63).  Ngày 8-1-1779, một năm sau, cũng có một chỉ-thỉ cấm đạo nữa.  Nhưng người ta không áp-dụng các hình phạt của chỉ-thị, nên các giáo-hữu vẫn sinh-hoạt như thường (sđd 64).
Như thế thì hai cuộc bách-hại trên không có ảnh-hưởng đến tỉnh Quảng Trị (Tỉnh của La Vang).
2-  Về cuộc bắt đạo chủ-chốt tại La Vang năm 1798, Lm Thanh viết :
Ngày 7-8-1798 giữa trưa, 4 toán lính đột-nhập vào 4 họ đạo ở thành-phố Huế.  Tại họ Phường Đúc đã bắt được linh-mục Emmanuel Nguyễn Văn Triệu là linh-mục hoạt-động ở Đàng Ngoài về quê thăm mẹ (bị bắt trong cuộc bố ráp 7-8-1798, bị hành-quyết ngày 17-9-1798), và :  Mười ngày sau cuộc bố ráp đó, vua Cảnh-Thịnh đã ban-hành một sắc-chỉ truyền phá hủy tất cả các nhà thờ, tất cả các nhà ở của các linh-mục và bắt tất cả những ai có thể bắt được.  Cuộc bách-hại này xảy ra dữ-dội.  Phản-ứng của Cảnh Thịnh là phản-ứng của con người dẫy chết, và binh-sĩ của ông cũng thấy mình tận-số nên hung-hăng đốt-phá cướp-bóc chém-giết.  Và :
Chắc việc tàn-sát bắt-bớ rất hung-bạo.  Nhưng phải là cơn bắt đạo đột-ngột và ngắn ngày.  Vì đột-ngột nên người ta chỉ lo sao tránh mặt quan, chứ chưa phải tìm nơi định-cư tuyệt-đối an-toàn.  Vì Cổ-Vưu chỉ xa La Vang độ 4 cây số, nghĩa là chỉ vào sâu trong rừng độ 3 cây số ...  Và cơn bắt đạo ngắn ngủi.  Vì các sự việc kể lại chỉ xảy ra trong vài ba tuần, một tháng.  Không thấy nói người Công Giáo chuyển vào sâu, đi nơi khác, hay là cố-định cuộc sống, mà như sau đó là trở về lại cố-hương.
B)  NHẬN XÉT :
1-  Về chính-quyền họ Trịnh ở Dinh Cát thời-gian 1774-1786, Trần Văn Trí đã “ghi lại những nét chính yếu góp nhặt từ các tài-liệu đã được phổ-biến về Đức Mẹ La-Vang” và đã viết trong bài “Tinh-Thần La Vang” đăng trên báo “Thằng Mõ” số 832 như sau :
Đại-tướng Ngô Cầu được bổ vào cai-trị từ Bình Trị Thiên vào Nam.  Từ 1778-79, nhiều giáo-dân bị giết, ruộng đất bị chiếm đoạt, tài-sản bị tịch-thu ...
Trần Văn Trí thì dựa vào các tài-liệu "đã được phổ-biến" mà viết rằng có nhiều giáo-dân trong hạt Dinh Cát (Quảng-Trị), bị giết, trong lúc linh-mục Trần Hữu Thanh thì dựa vào các thừa-sai mà viết rằng trong suốt thời-gian họ Trịnh chiếm đóng (gồm cả Quảng Trị) không có việc bắt đạo.
2-  Về cuộc bách-hại của vua Cảnh Thịnh, Nguyễn Lý Tưởng viết : “Năm 1797, dưới triều vua Cảnh Thịnh, nhân khi thủy-quân của Nguyễn Phúc Ánh ra tận cửa bể Tư Dung (Tư Hiền) của tỉnh Thừa Thiên, một vị quan đề-nghị bắt hết người Công Giáo và các linh-mục.  Vua Cảnh-Thịnh im lặng không trả lời nhưng sau đó đã ra mật-lệnh hẹn đến tháng 5-1798 sẽ bắt và giết tất cả giáo-dân cũng như linh-mục không để sót người nào.”
Trần Văn Trí viết :  “Cảnh Thịnh bắt được một lá thư của Nguyễn Ánh gửi cho Đức Cha Gioan Labartelle, nên nghi-ngờ Công Giáo thông-đồng với kẻ thù của mình.  Ngày 7-8-1798, vua ra lệnh tấn-công mấy họ đạo ở Phú Xuân và cả vùng Cổ Vưu, Quảng Trị.  Cha Emmanuel Triệu đã ra nạp mình với quân Tây Sơn và bị tử-hình ngày 17-9-1798.”
Như thế tức là biến-cố 1798 đã được vua Cảnh Thịnh dự tính trước từ năm 1797, nhất là sau khi (theo Trần Văn Trí) “bắt được bức thư của Nguyễn Phúc Ánh gửi giám-mục De Labartelle” và (theo chính Lm Thanh) “Nguyễn Phúc Ánh đem quân ra đánh Qui Nhơn và còn ra tận Đà Nẵng, có giám-mục Pigneau và hoàng-tử Cảnh tháp-tùng (theo Nguyễn Lý Tưởng : thủy-quân của Ánh đã ra tận cửa bể Tư Hiền của tỉnh Thừa Thiên), chính vì thế nên Cảnh Thịnh và triều-đình Huế phản-ứng mạnh.”
Trong lúc đó, theo linh-mục Trần Hữu Thanh thì:  “Ta hãy đối-chiếu với lịch-sử, Miền Trung nói chung và Thừa-Thiên+Quảng-Trị nói riêng, trong khoảng từ 1750 đến 1800 là trên dưới 100 năm đối với thời sau 1885 để nhận ra cơn cấm đạo nào có những tính-cách nói trên (nghiêm-ngặt, ác-liệt, việc tàn-sát bắt-bớ rất hung-bạo).”
Vì chỉ chọn khoảng từ 1750 đến 1800, mà ông tính là trên dưới 100 năm, Lm Thanh đã kể ra vài vụ cấm đạo khác để chứng-minh rằng vụ 17-8-1798 (trước thời Hàm-Nghi 1884) là “chắc rất hung-bạo”, nghĩa là “đến nỗi Đức Mẹ phải hiện đến với giáo-dân để an-ủi họ.”
Đây là sự tự mâu-thuẫn lớn nhất của linh-mục Trần Hữu Thanh, ngoài sư mâu-thuẫn với các tác-giả khác.
a.  Đã viết “một cơn bắt đạo nghiêm-ngặt”, “chắc việc tàn-sát bắt-bớ rất hung bạo”, “cơn bách-hại này xảy ra dữ-dội”, thế mà linh-mục Thanh lại viết :  “Nhưng phải là cơn bắt đạo đột-ngột và ngắn ngày.”  Nguyễn Lý Tưởng viết : “Quan thượng-thư Hồ Công Diệu đã báo tin đó cho Đức Giám-Mục Jean De Labartelle lúc đó đang trốn tránh ở làng Di Luân (Loan), xa Huế chừng 90 cây số.  Tin đó được loan truyền ra trong giới Công Giáo và dân theo đạo ở các làng... bèn chạy vào miền núi vùng La Vang để ẩn núp.”
Thế thì “đột-ngột” chỗ nào ?
 b.  Còn về “ngắn ngày” thì Lm Thanh viết :  “cơn bắt đạo ngắn-ngủi, các sự việc kể lại chỉ xảy ra trong vài ba tuần, một tháng. Không thấy nói người Công Giáo chuyển vào sâu, đi nơi khác, hay là cố-định cuộc sống, mà như sau đó là trở về lại cố-hương,” và giải-thích: “dân-chúng miền Trung vẫn trung-thành với các chúa Nguyễn, và cho Tây Sơn là loạn-quân, nên họ không sốt-sắng gì với lệnh bắt đạo này.  Chúng ta lại thấy các người lương-dân giao-tiếp với người Công Giáo tị-nạn một cách bình-thường, không dọa-nạt hay dò-xét để tố-cáo họ, bắt họ nộp cho quan để lấy thưởng.”
Vậy thì có gì là tính-cách “nghiêm-ngặt, hung-bạo, dữ-dội” của biến-cố này ?
Linh-mục Trần Hữu Thanh, vì muốn chứng-tỏ là Ky Tô Giáo tốt đẹp, được lòng đồng-bào bên lương, triều-đình Cảnh-Thịnh phi-nghĩa nên không được dân tuân theo ... nên đã làm phai loãng mất hoàn-cảnh và ý-nghĩa thích-đáng của việc "Đức Mẹ hiện ra".
Trở lại với câu nói của giáo-hoàng John Paul II, rằng Ky Tô Giáo đã bị bách-hại trong suốt 300 năm truyền-giáo tại Việt Nam, ta hãy làm cùng một việc với linh-mục Trần Hữu Thanh, là “thử xác-định thời-điểm và hoàn-cảnh” của mỗi sự-việc để nhận ra cơn bắt đạo nào trong 300 năm ấy là thật-sự ngặt-nghèo.
Theo Nguyễn Văn Thông trong bài “Sự-Kiện La Vang :  Trang Sử Tử-Đạo” thì :   “Vua Hàm-Nghi (1884-1885) khai-sinh phong-trào Cần Vương.  Trong cả giáo-phận Tây Đàng Ngoài có 3 linh-mục, 25 chủng-sinh và thầy-giảng, và hàng trăm bổn-đạo bị giết, 107 họ đạo bị phá hủy.  Tại Nghệ-An ...  đã có khoảng 4.500 bổn-đạo bị giết và 300 họ đạo bị phá hủy.  Ở Bình-Chính, chúng đã đốt phá 59 họ đạo, giết khoảng 600 người.  Ở Thanh-Hóa, có đến độ 100 họ đạo bị tàn-phá.  Ở Hà-Tĩnh có đến 6.000 giáo-dân chết vì giặc.  Ở Quảng-Ngãi, Cần-Vương giết 3 thừa-sai, đốt-phá 100 họ đạo, giết hơn 6.000 giáo-dân.  Ở Bình-Định cũng 3 thừa-sai bị giết, 150 họ đạo bị đốt phá.  Giáo-phận Qui Nhơn có 24.298 giáo-dân, bị Cần-Vương tàn-sát chỉ còn lại khoảng 20.000 người.  Làng Dương-Lộc bị tàn-sát tập-thể, khoảng 4 linh-mục, 50 nữ-tu, và khoảng 2.500 giáo-dân ...”
Như thế, so với những thời-điểm và hoàn-cảnh này thì La Vang (1798) đâu đã thấm gì ?  Vậy là La Vang chưa phải là vụ bức-hại giáo-dân khốc-liệt nhất tại Việt-Nam:
ĐỨC-MẸ ĐÃ KHÔNG HIỆN RA (NẾU CÓ)
ĐỂ AN-ỦI, CHE-CHỞ GIÁO-DÂN LÚC ĐÓ
MÀ LÀ ĐỂ BÁO TRƯỚC NHỮNG HOÀN-CẢNH
BI-THIẾT HƠN, SẼ XẢY SAU VỤ LA-VANG
Đó là Phản-Đề (theo Linh-Mục Trần Hữu Thanh) :
CƠN BẮT ĐẠO TẠI LA-VANG NĂM 1798
CHỈ LÀ MỘT CUỘC BỐ RÁP NGẮN-NGỦI,
GIÁO-DÂN SAU ĐÓ AN-TOÀN TRỞ VỀ LẠI CỐ-HƯƠNG
III/  TỔNG-HỢP-ÐỀ :
Tin ai bây giờ ?
Linh-mục Trần Hữu Thanh là một nhân-vật Ky-Tô-Giáo quan-trọng nổi bật từ thời Đệ-Nhất Cộng-Hòa của Miền Nam.  Ông được xem là "ngôn-sứ" của “chủ-nghĩa nhân-vị” vốn là xương sống của đời sống chính-trị và ý-thức-hệ của cố tổng-thống Ngô Đình Diệm.  Ông là Giám-Đốc Trường "Nhân-Vị", nơi mà các viên-chức cao-cấp dưới thời Đệ-Nhất Cộng-Hòa đều phải đến học.
Ðối với đa-số giáo-dân dưới thời Ðệ-Nhị Cộng-Hòa, ông là linh-hồn của phong-trào và các nỗ-lực nhằm lật đổ tổng-thống Nguyễn Văn Thiệu, nên lời ông nói và bài ông viết có trọng-lượng hơn các giáo-sĩ khác.
Ngoài ra, sau quốc-nạn 30-4-1975, tổng-giám-mục (sau này là hồng-y) Nguyễn Văn Thuận được xem như là cái phao tôn-giáo và chính-trị cho một số đông người đắm tàu.
Theo lời ông giảng thì Ðức Mẹ "hiện ra" tại La Vang (1798) không phải là để an-ủi hay che-chở cho các giáo-dân ngay trong thời-điểm ấy, vì cuộc bắt đạo đã bắt đầu rồi, họ đã chạy trốn vào La Vang rồi, và họ đã van vái hằng ngày một thời-gian rồi, rồi Bà linh-thiêng mới hiện ra (tham-chiếu "L'Osservatore Romano" ngày 12-8-1998, Trần Văn Trí trên "Thằng Mõ" ngày 28-3-1998, Nguyễn Lý Tưởng trên "Mẹ Việt-Nam" ngày 15-8-1998, v.v...), mà là để báo trước một biến-cố (hẳn là phong-trào Cần-Vương) sắp-sửa xảy đến cho nhân-loại (giáo-dân Việt-Nam), bắt đầu từ khi vua Hàm-Nghi lên ngôi (1884-1885), tức sẽ xảy đến trong hơn 86 năm về sau.
 Xin để tùy mỗi người tự rút ra từ đó một Tổng-Hợp-Đề.

01 Lời Nói Đầu
02 Diễn Văn Khai Mạc
03 Đạo Từ Của Hòa Thượng Chủ Tịch
04 Người Cư Sĩ Tại Gia (H.T. Trí Quang:)
05 Thư Gởi Chúc Mừng Đại Hội (T.T. Tuệ Sỹ)
06 Học Phật và Nuôi Dưỡng Tín Tâm (T.T. Tịnh Từ)
07 Bổn Phận Của Phật Tử Tại Gia (H.T. Thắng Hoan)
08 Lối Nhìn Phấn Toái (G.S. Hồng Dương Nguyễn Văn Hai)
09 Hộ Trì Tam Bảo (T.T. Minh Đạt)
10 Tham Luận - Một Vài Nét Biểu Trưng Của Người Cư Sĩ Nơi Hải Ngoại (T.T. Nguyên Siêu )
11 Hộ Pháp Bằng Bốn Sự Thật (G.S. Tâm Tràng Ngô Trọng Anh)
12 Người Cư Sĩ Hải Ngoại (Đ.H. Mật Nghiêm Đặng Nguyên Phả)
13 Đôi Điều Kinh Nghiệm Bản Thân (Trung Tướng Quảng Uy Tôn Thất Đính)
14 Tham Luận Vai Trò Tác Nhân Của Người Cư Sĩ Thời Đại (T.T. Viên Lý)
15 Bổn Phận Của Người Phật Tử Đối Với Giáo Hội (T.T. Như Điển)
16 Xin Hãy Nghĩ Đến Người PT Bình Dân (BS. Minh Phước Trần Nguơn Phiêu)
17 Một Số Ý Kiến Về Hiện Tình ... (BS. Nguyên Thạnh Nguyễn Mậu Hưng)
18 Tham Luận – Vai trò Giáo Hội (Đ.H. Đức Hạnh)
19 Cư Sĩ Phật Giáo (Bình Luận Gia Lý Đại Nguyên)
20 Sự Đóng Góp Của Hàng Cư Sĩ Tại Gia (G.S. Trần Quang Thuận)
21 Cư Sĩ và Các Thầy Ngoài Giáo Hội (Đ.H. Nguyễn Xuân Đấu)
22 Sứ Mệnh Chuyển Hóa Con Người (G.S. Tâm Huy và Nhà văn Tâm Quang)
23 Đọc Sách Tuệ Sỹ của Nguyên Siêu (Đ.H. Trần Văn Kha)
24 Tham Luận – Vai Trò Hộ Đạo (G.S. Trần Kiêm Đoàn)
25 Tín Tâm Đối Với Giới Cư Sĩ (G.S. Bùi Ngọc Đường)
26 Tương Lai Phật Giáo Việt Nam (Nhà Văn Thiền Quán Trần Nghi Hoàng)
27 Sinh Khi Chuyển Mình Trong Phật Giáo Việt Nam (Nhà báo Hoàng Bích Ti)

Sự Thật Về Vùng Đất La Vang

1 Nguồn Gốc Hai Tiếng La Vang
2 Mức Độ Khả Tín của Linh Mục Hồng Phúc
3 Những Sự Việc Sau Đây Xảy Ra Vào Thời Điểm Nào
4 Đức Mẹ Hiện Ra Tại La Vang Như Thế Nào
5 Có Ai Tận Mắt Trông Thấy Đức Mẹ Hiện Ra Tại La Vang?
6 Linh-mục Trần Hữu Thanh và Tổng-giám mục Nguyễn Văn Thuận Nói Gì Về Vụ Này
7 Tản Mạn Ngoài Lề

Những Tin Cùng Chủ Đề Đã Qua:
Mục Lục Kỷ Yếu Tổng Vụ Cư Sĩ
Lời Mở Đầu
Tản Mạn Ngoài Lề
Có Ai Tận Mắt Trông Thấy Đức Mẹ Hiện Ra Tại La Vang?
Đức Mẹ Hiện Ra Tại La Vang Như Thế Nào
Những Sự Việc Sau Đây Xảy Ra Vào Thời Điểm Nào
Mức Độ Khả Tín của Linh Mục Hồng Phúc
Nguồn Gốc Hai Tiếng La Vang
Đóa Sen Nở Giữa Mặt Hồ Nhân Gian
Sự Chuyển Mình Trong Phật Giáo Việt Nam
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT HOA KỲ
TỔ ĐÌNH TỪ ĐÀM HẢI NGOẠI
615 N Gilbert Rd Irving TX 75061 - 6240 ĐT:(972)986 - 1019
Bạn là người online số:
3150692
Có -937 Khách Đang Online